Tiêu xương chân răng là tình trạng không hiếm gặp, đặc biệt ở những người có sức khỏe răng miệng không tốt và gặp các vấn đề về răng miệng phức tạp. Người bị tiêu xương chân răng có thể gặp phải khá nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến cả sức nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt.
1. Tiêu xương chân răng là gì?
Bệnh tiêu xương chân răng là sự suy giảm của xương ổ răng và xung quanh chân răng về mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích xương.
Sở dĩ xương ổ răng dễ bị tiêu hõm là do xương ổ khá mềm, nó là tổ chức muối khoáng sinh học nên không khó bị tiêu đi khi vi khuẩn tấn công, hoặc có khoảng rỗng.
2. Nguyên nhân của sự tiêu xương chân răng
Có thể chi thành hai nhóm đối tượng tiêu xương chân răng như sau:
– Nhóm bị tiêu xương không do mất răng:
Trong nhóm này sự tiêu xương chân răng có thể bắt đầu chỉ từ cao răng. Khi cao răng xuất hiện sẽ ăn sâu xuống dưới nướu. Khi nướu đã bị tổn thương, dây chằng nha chu bị đứt. vi khuẩn lại tiếp tục tấn công tới xương chân răng. Đây là khoảng xương dễ bị phá hủy nhất ở dưới răng. Như vậy, tiêu xương sẽ xảy ra khi bị cao răng, viêm nướu. Đó là nguyên nhân dẫn đến tiêu xương chân răng do bệnh lý.
– Nhóm bị tiêu xương do mất răng:
Khi răng mất hoàn toàn cả thân răng và chân răng, khoảng trống mà chân răng để lại trong xương răng sẽ khiến cho xương răng bị sụt và tiêu thấp xuống. Sự tiêu xương này sẽ nghiêm trọng dần theo thời gian.
3. Hệ quả của tiêu xương chân răng
Tiêu xương chân răng sẽ dẫn đến đồng thời khá nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt. Có thể kể đến những hệ quả như sau:
– Tụt nướu: Xương tiêu khiến cho chiều cao và độ rộng của thành xương giảm, không còn nâng đỡ được nướu nên nướu bị tụt thấp và bờ nướu mỏng dần. Điều này sẽ khiến cho khoảng lợi bị tiêu xương trũng xuống
– Di răng: Sự di răng này thể hiện ở việc các răng trên và kế cận vùng tiêu xương sẽ bị di lệch sang vị trí kế cận, làm răng xô lệch, nghiêng vẹo, và yếu hơn bình thường.
– Tiêu xương hàm: tiêu xương chân răng sẽ dẫn tới hệ quả tất yếu là tiêu xương hàm. Điều này thể hiện rõ nhất ở những người mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, người mang răng giảm toàn hàm hoặc mang cầu răng.
– Ăn nhai kém: Do di răng và yếu răng, quai hàm trũng nên không tiếp xúc đầy đủ với hàm đối diện dẫn tới khả năng tạo lực kém, không đầy đủ, làm ảnh hưởng đến ăn nhai.
– Móm và già nua sớm: Hệ quả này thể hiện rõ ở người tiêu xương toàn hàm.
– Gây cản trở cho phục hình răng: Do răng di lệch, xương hàm ở khoảng lợi bị tiêu xương trũng xuống nên khó trồng lại răng, đặc biệt là với cấy ghép răng Implant, nguy cơ đào thải rất cao nên buộc phải ghép xương chỉnh răng tốn kém.
4. Cách phòng ngừa và khắc phục tiêu xương chân răng
– Cách phòng ngừa tiêu xương ổ răng: Để tránh rơi vào tình huống tiêu xương ổ răng, ngay từ đầu chúng ta cần giữ cho sức khỏe răng miệng thật tốt. Tốt nhất là tránh các bệnh như viêm nướu, lấy cao răng định kỳ và tránh mất răng. Nếu có các dấu hiệu ban đầu của viêm nướu thì nên điều trị sớm. Đặc biệt, khi mất răng nên trồng lại bằng biện pháp có tác dụng ngừa tiêu xương đó là cấy ghép Implant.
Xem thêm : viêm tủy răng có mủ
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn